Những năm gần đây, gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt bởi sự khai thác của con người. Từ đó, các loại vật liệu khác bắt đầu xuất hiện và thay thế gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo. Nổi bật trong đó là gỗ công nghiệp phủ Veneer, được đánh giá là “một chín, một mười” so với gỗ tự nhiên.
Thậm chí nhiều người còn không phân biệt được 2 loại gỗ này vì quá giống nhau. Dưới đây Tài Mộc Phát sẽ hướng dẫn quý khách cách phân biệt giữa gỗ tự nhiên và gỗ veneer.
1. Gỗ veneer là gì?
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản là lớp mỏng được lạng ra từ gỗ tự nhiên dùng để làm lớp phủ lên các tấm ván gỗ công nghiệp. Các lạng gỗ veneer này rất mỏng với độ dày thông thường vào khoảng 0.3mm – 0.6mm. Lớp veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ MDF, gỗ ghép thanh, ván dăm, để tạo nên những sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp không kém gì các loại cửa gỗ tự nhiên.
1.2 Ưu điểm gỗ veneer
Gỗ veneer có khả năng chống cong vênh, mối mọt nếu lựa chọn lõi gỗ HDF, MDF chống ẩm tốt
Đa dạng loại vân và màu sắc giống như gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ xoan đào, gỗ sồi… cho các bạn thoải mái lựa chọn
Giá thành phải chăng và rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
Thân thiện với môi trường và sức khỏe của người dùng
1.3 Nhược điểm gỗ veneer
Khả năng chịu lực va đập mạnh khá kém nên cần cẩn thận trong quá trình sử dụng
Nên tránh để đồ nội thất làm bằng gỗ veneer ở nơi ẩm thấp để tránh bị cong vênh
2. Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên và được trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt để tạo ra những thớ gỗ thành phẩm để đưa vào gia công, chế tác và thi công thành đồ mỹ nghệ, đồ nội thất. Nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của các món đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên chính là bề mặt vân gỗ độc đáo, cuốn hút đem đến không gian sống sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ.
2.1 Ưu điểm gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên được biết đến với đường vân gỗ đẹp mắt và độ đáo, không bị lẫn vào bất kỳ loại gỗ nào khác.
Liên kết gỗ tự nhiên có độ dẻo cao và có thể uốn thành nhiều sản phẩm nội thất tinh xảo, phức tạp như phong cách cổ điển, luxury… Đây là điều mà gỗ công nghiệp không làm được.
Có khả năng chịu được trọng tải nặng và va đập rất cao nên sẽ có tuổi thọ cao
Gỗ tự nhiên có hương thơm đặc trưng, an toàn cho sức khỏe của người sử dụng
2.2 Nhược điểm gỗ tự nhiên
Giá thành khá cao và cao hơn gỗ công nghiệp
Nguồn gỗ tự nhiên ngày càng hiếm bởi sự khai thác rừng gây hủy hoại môi trường sinh thái và làm gia tăng nhiệt độ của trái đất.
Nếu như vẫn chưa hiểu rõ về gỗ tự nhiên và gỗ veneer, các bạn có thể tham khảo qua bảng so sánh 2 loại gỗ này dưới đây nhé!
Tính chất |
Gỗ tự nhiên |
Gỗ Veneer |
Lõi gỗ |
Lõi gỗ được khai thác từ những cây gỗ tự nhiên 100% nên có vẻ ngoài tương đồng nhau |
Tùy vào sự lưa chon mà bạn có thể dán lớp veneer lên lõi gỗ khác nhau. Bao gồm
|
Bề mặt gỗ |
Bề mặt vân gỗ tự nhiên sẽ có tính liền mạch về đường vân và màu sắc |
Vì bề mặt được ghép lại nên thường ít có sự liên mạch tự nhiên. Màu sắc giữa các bề mặt phủ veneer có thể lệch nhau. |
Trọng lượng |
Cấu tạo gỗ tự nhiên cứng và chắc chắn nên có trọng lượng nặng hơn so với cốt gỗ công nghiệp của gỗ veneer |
Trọng lượng không nặng bằng nên dễ dàng hơn trong quá trình thi công – vận chuyển – lắp đặt |
Cong vênh, mối mọt |
Gỗ tự nhiên cần được xử lý kỹ thuật tốt để không bị cong vênh, co ngót khi sử dụng |
Gỗ công nghiệp phủ veneer hạn chế được tình trang cong vênh, co ngót và mối mọt tối đa |
Giá thành |
Giá thành cao hơn so với gỗ công nghiệp Veneer |
Giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên |
Độ bền – Tuổi thọ |
Gỗ tự nhiên có khả năng chịu lực va đập rất tốt nên có độ bền lên đến 20–50 năm |
Độ bền của gỗ veneer phụ thuộc vào phần cốt gỗ công nghiệp. Nếu sử dụng các lõi gỗ chống ẩm như HDF, MDF lõi xanh thì tuổi thọ sẽ lên đến 20 năm. |
Với sự cạn kiệt dần về nguồn nguyên vật liệu cũng như các chính sách cấm khai thác gỗ tự nhiên thì các loại gỗ công nghiệp như gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng hơn trong thị trường nội thất. Và cũng tùy vào nhu cầu và tài chính mà bạn có thể lựa chọn loại lõi gỗ cho phù hợp như: MDF, MFC, HDF, gỗ ghép…
Hy vọng với tất cả những thông tin phía trên, các bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn để có thể đưa ra quyết định thiết kế thi công nội thất cho tổ ấm của mình.